Hiển thị các bài đăng có nhãn đông y. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn đông y. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 7 tháng 2, 2022

 lá khoai lang thực sự là một loại thực phẩm rẻ tiền nhưng lại chứa vô vàn những giá trị dinh dưỡng

lá khoai lang thực sự là một loại thực phẩm rẻ tiền nhưng lại chứa vô vàn những giá trị dinh dưỡng

Từ củ cho tới lá của loại cây này đều chứa rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Giá thành của nó cũng khá rẻ mà lại dễ dàng chế biến thành nhiều món ngon.

Theo chuyên gia dinh dưỡng Đài Loan Stella, lá khoai lang thực sự là một loại thực phẩm rẻ tiền nhưng lại chứa vô vàn những giá trị dinh dưỡng. Khoai lang cũng là loại cây rất dễ trồng, ít chịu ảnh hưởng nhiều từ môi trường bên ngoài. Khi giá thành các loại rau khác tăng lên, giá của nó vẫn tương đối ổn định, đặc biệt là mọi người có thể trồng chúng tại nhà và có thể hái bất cứ lúc nào.

Stella giải thích rằng các loại rau lá như lá khoai lang và rau dền thường co lại khi nấu chín. Lá khoai lang đứng thứ 4 trong bảng xếp hạng các loại rau phổ biến có chứa lutein và zeaxanthin, đứng đầu là cải bó xôi. Ngoài ra, nó còn chứa nhiều chất xơ, vitamin A, sắt và nhiều chất dinh dưỡng khác. Sau đây là 6 lợi ích chính mà lá khoai lang mang lại cho cơ thể.


1. Tốt cho sức khỏe của mắt

Trong lá khoai lang chứa nhiều vitamin A, rất tốt cho việc giữ ẩm của nhãn cầu, giúp ngăn ngừa chứng khô mắt và quáng gà. Lutein và zeaxanthin đặc biệt giúp hấp thụ ánh sáng xanh của các sản phẩm điện tử, ngăn chặn được võng mạc bị tổn thương.

Đối với mắt, chất chống oxy hóa có trong lá khoai cũng rất quan trọng. Khi mắt bị tổn thương bởi các gốc tự do có trong ánh sáng, mắt có thể chuyển sang màu trắng đục do bị oxy hóa, nguy cơ dẫn tới đục thủy tinh thể cao. Do đó, các chất chống oxy hóa khác nhau bao gồm lutein và zeaxanthin rất cần thiết để giúp trung hòa các gốc tự do khiến tinh thể bị oxy hóa.

2. Ngăn ngừa các bệnh mãn tính

Lá khoai lang chứa nhiều chất dinh dưỡng chống oxy hóa như beta carotene, vitamin C, vitamin E, lutein, zeaxanthin và nhiều loại polyphenol. Các chất dinh dưỡng chống oxy hóa có thể bảo vệ các tế bào cơ thể khỏi tác hại của gốc tự do. Vì vậy, nó ngoài giúp cơ thể chống lão hóa, thì còn ngăn ngừa ung thư và các bệnh mãn tính.


3. Bảo vệ sức khỏe tim mạch

Lá khoai lang là thực phẩm chứa nhiều kali. Kali có thể giúp giảm huyết áp, bài tiết natri và bảo vệ hệ tim mạch hiệu quả. Tuy nhiên, nếu là người đang mắc bệnh thận thì càng nên hạn chế thực phẩm chứa kali.

Stella nhắc nhở rằng hàm lượng kali trong thực phẩm có thể giảm bằng cách đun sôi vì các ion kali có thể dễ dàng hòa tan trong nước.

Ngoài ra, các chất dinh dưỡng chống oxy hóa có thể bảo vệ các mạch máu khỏi tổn thương gốc tự do, chất xơ có thể hấp thụ cholesterol và bài tiết vào phân, do đó giúp hạ cholesterol nhanh.

4. Duy trì làn da và niêm mạc khỏe mạnh 

Vitamin A có thể duy trì sức khỏe của da và niêm mạc, giúp  tăng cường hệ thống miễn dịch.

5. Ngăn ngừa táo bón

Lá khoai lang rất giàu chất xơ, có thể thúc đẩy nhu động ruột và giúp đại tiện dễ dàng hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng khi bổ sung nhiều chất xơ, bạn nên uống thêm nhiều nước nếu không sẽ bị táo bón.

6. Bổ sung sắt và canxi

Mặc dù sắt và canxi của lá khoai lang không quá cao, nhưng chúng vẫn có một hàm lượng nhất định. Tiêu thụ thường xuyên rất tốt cho những người đang thiếu hụt canxi và sắt.

Lá của loại cây dân dã, mọc đầy ở quê có tác dụng dưỡng gan cực tốt

Lá của loại cây dân dã, mọc đầy ở quê có tác dụng dưỡng gan cực tốt

 Lá của loại cây dân dã, mọc đầy ở quê có tác dụng dưỡng gan cực tốt.

Dùng lá của loại cây này đun với nước, cơ thể sẽ đạt được những lợi ích kỳ diệu.




Dâu tằm là loại quả mọng có hương vị được ưa chuộng trên khắp thế giới và được coi là “siêu thực phẩm” do chúng chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các hợp chất khác, rất tốt cho cơ thể.

Tuy nhiên, quả không phải là bộ phận duy nhất của cây dâu tằm có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe. Trong nhiều thế kỷ, lá của nó đã được sử dụng trong y học cổ truyền như một phương pháp điều trị tự nhiên cho nhiều tình trạng bệnh khác nhau.

Thực tế, lá cây này có giá trị dinh dưỡng cao. Chúng chứa nhiều hợp chất mạnh mẽ như chất chống oxy hóa polyphenol, cũng như vitamin C, kẽm, canxi, sắt, kali, phốt pho và magiê.

Làm giảm lượng đường trong máu và insulin

Lá dâu tằm chứa một số hợp chất có thể giúp chống lại bệnh tiểu đường. Chúng bao gồm 1-deoxynojirimycin (DNJ), ngăn chặn sự hấp thụ carbs trong đường ruột. Đặc biệt, loại lá này có thể làm giảm lượng đường cao trong máu và insulin, một loại hormone điều chỉnh lượng đường trong máu.

Tăng cường sức khỏe tim mạch

Một số nghiên cứu cho thấy rằng, chiết xuất lá dâu tằm có thể cải thiện sức khỏe tim mạch bằng cách giảm mức cholesterol và huyết áp, giảm viêm và ngăn ngừa xơ vữa động mạch - sự tích tụ mảng bám trong động mạch có thể dẫn đến bệnh tim.

Giảm viêm

Lá dâu tằm có chứa nhiều hợp chất chống viêm, bao gồm cả chất chống oxy hóa flavonoid.

Các lợi ích sức khỏe khác

Lá dâu tằm giúp giải độc, thanh nhiệt, ngoài ra còn có tác dụng tốt cho phổi. Nếu cơ thể bị đau đầu, ho, cảm, bạn có thể lấy lá dâu tằm với kim ngân hoa, cúc tần, bạc hà, hà thủ ô,… cùng ngâm và đun với nước.

Bên cạnh đó, lá dâu tằm còn có công dụng thanh nhiệt bổ gan. Uống nước lá dâu tằm không những có tác dụng bồi bổ sức khỏe mà còn làm đẹp da, rất thích hợp cho các bạn nữ. Ngoài ra, nếu trên mặt xuất hiện mụn trứng cá hay tàn nhang, uống lá dâu tằm thường xuyên cũng có thể làm trắng da, tăng độ đàn hồi cho da.


Những tác dụng không ngờ tới của lá đu đủ – "thần dược" chống ung thư

Những tác dụng không ngờ tới của lá đu đủ – "thần dược" chống ung thư

 Quả đu đủ có rất nhiều lợi ích với sức khỏe con người nhưng không phải ai cũng biết rằng lá đu đủ cũng mang lại nhiều tác dụng, được coi là 'thần dược' chống ung thư.




Theo Đông y, lá đu đủ có tính hàn, vị hơi đắng, có mùi hắc, có công dụng giúp thanh nhiệt, giải độc, mát gan, bổ tì và nhuận tràng.

Lá đu đủ là sự lựa chọn hoàn hảo cho các bệnh lý liên quan đến hô hấp, tiêu hóa, lở loét, mụn,… Quan trọng nhất là lá đu đủ còn có công dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh ung thư vô cùng hiệu quả.

Tác dụng của lá đu đủ

Đặc tính chống ung thư

Trong y học cổ truyền, lá đu đủ được sử dụng để ngăn ngừa và điều trị một số loại ung thư. Nền y tế hiện đại vẫn đang nghiên cứu để phát triển những lợi ích tuyệt vời này.

Chiết xuất lá đu đủ đã được chứng minh có khả năng mạnh mẽ ức chế sự phát triển của tế bào ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú. Những chất chống oxy hóa trong lá đu đủ có thể phòng chống một số loại ung thư nhưng chưa được chứng minh khả năng chữa bệnh.

Điều trị các triệu chứng sốt xuất huyết

Một trong những lợi ích y học lớn nhất của lá đu đủ chính là điều trị các triệu chứng liên quan đến sốt xuất huyết.

Theo nghiên cứu, chiết xuất từ lá đu đủ có thể làm tăng lượng tiểu cầu trong máu và hạ sốt, từ đó giảm các triệu chứng của sốt xuất huyết. Chiết xuất lá đu đủ cũng ít có tác dụng phụ và được chứng minh có hiệu quả hơn nhiều so với các phương pháp điều trị thông thường.

Chữa rối loạn kinh nguyệt

Lá đu đủ là một phương thuốc tuyệt vời đối với phụ nữ khi có kinh nguyệt. Chúng giúp giảm đầy hơi xảy ra trong thời gian bị kinh nguyệt. Thông thường, trà hoặc thuốc sắc được làm từ lá đu đủ rất hữu ích để điều trị các triệu chứng tiền kinh nguyệt như đau đầu, đau bụng, khó tiêu và buồn nôn.

Cân bằng lượng đường trong máu

Lá đu đủ thường được sử dụng trong y học dân gian như một liệu pháp tự nhiên để điều trị bệnh tiểu đường và cải thiện kiểm soát lượng đường trong máu.

Nghiên cứu cho thấy chiết xuất từ lá đu đủ có tác dụng chống oxy hóa và hạ đường huyết. Từ đó, lá đu đủ có thể bảo vệ các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy khỏi bị hư hại.

Hỗ trợ chức năng tiêu hóa

Trà và chiết xuất lá đu đủ thường được sử dụng như một liệu pháp để làm giảm các triệu chứng khó chịu đường tiêu hóa như đầy hơi, ợ nóng…

Lá đu đủ chứa chất xơ – một chất dinh dưỡng hỗ trợ chức năng tiêu hóa khỏe mạnh. Ngoài ra, nó còn chứa một hợp chất có tên papain, có khả năng phân hủy các protein lớn thành các protein và axit amin nhỏ hơn, dễ tiêu hóa hơn. Papain cũng được sử dụng như một chất làm mềm thịt trong thực hành ẩm thực.

Lá đu đủ có thể làm giảm các triệu chứng khó chịu đường tiêu hóa, những người mắc hội chứng ruột kích thích (IBS), tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào khẳng định lá đu đủ có thể điều trị các loại rối loạn tiêu hóa tương tự.

Chống viêm

Các chế phẩm khác nhau của lá đu đủ có thể được sử dụng để khắc phục tình trạng viêm bên trong và bên ngoài cơ thể, ví dụ như phát ban da, đau cơ, đau khớp.

Lá đu đủ chứa nhiều chất dinh dưỡng như papain, flavonoid và vitamin E, có lợi ích cho việc chống viêm, giúp làm giảm đáng kể tình trạng viêm và sưng ở bàn chân của bệnh nhân viêm khớp.

Giảm táo bón

Lá đu đủ có giá trị dược liệu rất lớn. Chúng được sử dụng như một thuốc nhuận tràng để điều trị các vấn đề táo bón bằng cách làm mềm phân và cải thiện nhu động ruột, với rất ít tác dụng phụ.

Ngăn ngừa đục thủy tinh thể

Lá đu đủ rất giàu chất chống oxy hóa, vitamin B, vitamin A, hợp chất phenolic, alkaloids, magiê, kali và beta-carotene. Các hợp chất này giúp ngăn ngừa đục thủy tinh thể và các bệnh về mắt liên quan đến tuổi tác.



Tác dụng phụ của lá đu đủ

Lá đu đủ nhiều lợi ích tốt đẹp, tuy nhiên có những nhược điểm nhất định mà bạn cần lưu ý.

Lá đu đủ có thể gây ra phản ứng dị ứng như nổi mẩn da, đau dạ dày, chóng mặt và buồn nôn

Có thể gây ra các biến chứng nếu sử dụng khi mang thai. Có thể gây ảnh hưởng xấu đến phụ nữ đang có kế hoạch mang thai.

Có thể tương tác với thuốc trị tiểu đường và gây ra mức đường máu cực thấp.

Có thể tương tác với chất làm loãng máu và trường hợp dễ chảy máu hoặc bầm tím.

Có thể gây tắc nghẽn đường hô hấp khi sử dụng với hàm lượng cao.



Cách sử dụng lá đu đủ

Nước ép

Nước ép lá đu đủ là cách đơn giản nhất để nạp chất dinh dưỡng từ loại lá này vào cơ thể. Để làm nước ép lá đu đủ, bạn có thể chuẩn bị 4-5 lá đu đủ được rửa sạch, cắt nhỏ, cho vào máy xay sinh tố, thêm một chút nước để xay nhuyễn đến khi hỗn hợp trở nên mịn. Sau đó, bạn dùng rây hoặc vải để lọc lấy nước ép.

Do nước ép lá đu đủ có vị rất đắng, bạn có thể trộn cùng các loại hoa quả có vị ngọt hoặc cho thêm những sản phẩm như đường, mật ong để dễ uống hơn.

Sắc thuốc

Trà hoặc thuốc sắc từ lá đu đủ có thể đem lại nhiều lợi ích khác nhau cho sức khỏe. Để làm thuốc sắc lá đu đủ, bạn có thể đun sôi 4-5 lá trong 2 lít nước cho đến khi lá chuyển màu nhạt dần và nước giảm còn một nửa. Nếu khó uống vì đắng, bạn có thể dùng thêm đường hoặc mật ong.


12 bài thuốc chữa bệnh từ cây quất

12 bài thuốc chữa bệnh từ cây quất

 Quất chẳng những là cây cảnh mùa xuân mà còn là vị thuốc chữa ho, cầm nôn, trị đau chướng bụng...

1. Truyền thuyết về cây quất

Truyện kể rằng, cách đây hơn 800 năm vào giữa thời tiết trời đông giá lạnh, cả kinh thành Thăng Long vô cùng lo lắng bởi nhà vua và văn võ bá quan trong triều cùng hàng ngàn người dân đột nhiên mắc một chứng bệnh thời khí như sổ mũi, hắt hơi, đau nhức chân tay mình mẩy.

Vua Lý Thần Tông đã hạ chiếu cho pháp sư Giới Không Thiền Sư lập đàn tế lễ, nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm mà ngày một lan rộng. Các quan ngự y được lệnh sưu tầm dược liệu để chế ra những phương thuốc trị bệnh. Sau một thời gian chạy chữa, các chứng bệnh lui dần duy chỉ còn chứng ho, mất tiếng là dai dẳng kéo dài đến tận giáp tết Nguyên Đán.

Nhà vua phải xuống chiếu cho nhân dân cả nước xem ai biết môn thuốc gì chữa khỏi chứng ho kéo dài này sẽ được trọng thưởng. Chiếu chỉ ban hành được vài ngày thì có một nông dân tên Hoàng Quyết xin dâng lên nhà vua một vị thuốc dân gian, đó là quả quất luyện với đường phèn để chữa bệnh.

Nhà vua bèn dùng thử thấy thuốc vừa chua, vừa ngọt, lại cay tê, đắng đắng, thơm mùi quất, chỉ trong hai ngày là khỏi bệnh. Bài thuốc được phổ biến rộng rãi trong nhân dân và từ đó, cây quất cũng được trồng và dùng làm thuốc chữa bệnh tại Kinh thành Thăng Long.

2. Thành phần và tác dụng

Quả quất có mùi thơm, vị ngọt, chua và tinh dầu thơm cay của vỏ. Quả quất được dùng dưới dạng quả còn non hoặc đã chín.

Về thành phần hóa học, dịch quả quất chứa pectin 10%, vitamin C 0,13 – 0,24mg %, Fe 5,1 mg% , Cu 0,8mg%, đường, acid hữu cơ và chất fortunelin. Vỏ quả quất chứa tinh dầu gồm 25 thành phần. Trong đó có a-pinen 0,4%, bpinen 2,7%, sabinen 2,8%, limonen 8,4%, bocimen 0,3%, linalol 1,55.

Theo Đông y, quả quất vị ngọt chua, tính ấm, vào các kinh phế, vị, can. Có công năng hóa đờm, trị ho, giải uất, tiêu thực, giải rượu. Vỏ có tác dụng mạnh hơn. Hạt quất có tác dụng giảm ho, cầm máu, chống nôn. Lá quất chứa nhiều tinh dầu, có tác dụng giải cảm, trị cảm mạo phong hàn.



Cây quất vừa làm cảnh vừa làm thuốc quý

3. Những bài thuốc chữa bệnh từ cây quất

3.1 Chữa cảm mạo: Lá quất 30g, đổ 3 bát nước sắc còn 1 bát, hòa đường vừa đủ, uống lúc nóng.

3.2 Trị nôn mửa: Vỏ quất, gừng tươi, đốt nung mỗi thứ 9g, sắc uống.

3.3 Chữa nghẹn: Vỏ quất 20g, sấy khô, tán thành bột, sắc uống nóng.

3.4 Sa nang sưng đau: Rễ quất 16g, sắc uống.

3.5 Ho nhiều đờm: Quất 5 quả, đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy, ngày ăn 2 lần, liền trong 3 ngày.

3.6 Đau chướng bụng: Quất tươi ăn liền 10 quả lúc đói.

3.7 Ho gà: Quất 10 gam, gừng tươi 6 g, sắc uống, mỗi ngày 1 lần.

3.8 Ho do phế nhiệt: Dùng quả quất với củ cải ép lấy nước uống.

3.9 An thần giảm ho: Quất hai quả (bỏ vỏ, hạt, vách múi), bột ngó sen một ít, đường 100g, một ít hoa quế, nấu chè ăn.

3.10 Chữa hậu sản, phù nề, vàng da: Quả quất non 50g, nghệ vàng 100g, nghệ đen 100g. hương phụ 100g, cặn nước tiểu 5g. Tất cả thái mỏng, phơi khô, tán bột mịn, trộn với mật ong làm viên bằng hạt ngô. Ngày uống 10 viên.

3.11 Chữa ho lâu ngày không khỏi: Hạt quất 10g, lá thạch xương nát thê 20g đường phèn hấp cơm, uống 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 10 ml.

3.12 Chữa nôn ra máu: Hạt quất 20g, bóc bỏ vỏ lấy nhân, sao vàng, giã nhỏ, sắc lấy nước uống 2 lần 1 ngày. Cần chú ý tránh nhầm lẫn giữa hạt quất và hạt quýt (y học cổ truyền gọi là quất hạch).


3 bài thuốc chữa đau dạ dày từ Đông y

3 bài thuốc chữa đau dạ dày từ Đông y

Có nhiều nguyên nhân gây đau dạ dày. Trong đông y có những bài thuốc để chữa trị căn bệnh này.




Theo Đông y, nếu đau tức vùng thượng vị hông sườn xuất hiện sau khi uất giận căng thẳng là do "can khí uất kết nộ thương can".

Nếu đau sau thượng vị do lo nghĩ nhiều, ăn uống kém, bụng đầy, cầu phân lỏng nát là "do tỳ hư can mà can khắc (phạm) tỳ vị".

Nếu bụng hay đầy đau tăng, ấn đau tức, ợ hơi, đại tiểu tiện khó vì "ngoại tà" phép trị chủ yếu kiện tỳ, bình can, khai uất thông trệ…

Nếu vì tỳ hư trọng dụng vị bổ tỳ bình can, nếu do tình uất kết sơ can kiện tỳ. Nếu ăn kém trọng dụng vị kiện tỳ. Nếu can tỳ hư thấp nhiệt nên kiện tỳ, khai can uất thanh thấp nhiệt.










Dưới đây là 3 bài thuốc trị đau dạ dày:

1. Bài thuốc Tiêu giao gia giảm trị đau dạ dày

Nếu đau dạ dày với các biểu hiện đau tăng sau khi uất giận, dùng bài Tiêu giao gia giảm gồm: Sài hồ 12g, bạch thược 16g, đương quy 16g, bạch truật 12g, phục linh 16g, bạc hà 12g, trần bì 12g, đại táo 12g, cam thảo 4g, sinh khương12g.

Sắc hoặc làm hoàn uống. Nếu sắc ngày 1 thang, chia uống 3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.

Hoặc hoàn viên bằng hạt ngô đồng, ngày uống 2 lần, mỗi lần 15 – 20 viên, uống với nước đun sôi còn ấm.










Sài hồ vị thuốc chủ dược trong bài thuốc Tiêu giao gia giảm trị đau dạ dày.

Tác dụng: Sơ can kiện tỳ, giải uất, điều hòa can tỳ…

Bài này chủ yếu khai can uất, kiện tỳ, dưỡng huyết, điều hòa can tỳ.

Khi can uất được giải, tỳ vị được kiện vận giúp tỳ vị vận hóa đào thải tốt không ứ trệ, từ đó tỳ sinh huyết... các chứng đau tức thượng vị, hông sườn, ợ chua, đắng miệng, đau đầu, chóng mặt, khó ngủ, các chứng liên quan đều tự giảm.

Giải phương:

- Sài hồ sơ can giải uất là chủ dược.

- Đương qui, bạch thược bổ huyết dưỡng can, hòa vinh.

- Phục linh, bạch truật, trần bì, sinh khương kiện tỳ hóa thấp.

- Bạc hà giúp can khai uất.

- Cam thảo hòa dược…

Gia giảm:

- Nếu hay giận dữ, đau hông sườn, gia hương phụ, mộc hương.

- Nếu người gầy âm huyết hư gia thục địa, hoặc sinh địa.

- Nếu người nóng, miệng khô khát, cầu táo khó, gia đơn bì, chi tử.

- Nếu nóng đau đầu, chóng mặt, tăng huyết áp gia hạ khô thảo.

- Nếu người mệt, sợ lạnh, khí hư gia đảng sâm, hoặc nhân sâm.

- Nếu phụ nữ gầy, huyết hư, có kinh đau bụng, gia thục địa, hoặc sinh địa.

- Nếu có u lành tuyến vú "nhũ nham" hoặc "phình giáp" gia bồ công anh 18g, bán chi liên 14g, bạch hoa xà thiệt thảo 20g.

Kiêng kỵ: Chứng khí huyết thực nhiệt không nên dùng.

2. Bài thuốc Thống tả yếu phương gia giảm

Nếu đau dạ dày với các biểu hiện đau sau đợt phải suy nghĩ nhiều, ăn uống kém, bụng đầy, cầu phân lỏng nát dùng bài "Thống tả yếu phương gia giảm" gồm: Bạch truật 12g, trần bì 10g, bạch thược 12g, phòng phong 10g, cam thảo 4g, đại táo 12g, sinh khương 12g.

Cách dùng: Ngày uống một thang, sắc uống 3 lần trong ngày.


Bạch truật vị thuốc chủ dược trong bài Thống tả yếu phương gia giảm trị đau dạ dày.

Tác dụng: Trị chứng ngực sườn bí đầy, ợ hơi, ăn kém, hay cáu giận, uất ức, tinh thần bị căng thẳng, sinh chứng đau bụng, tiêu chảy. Bài này dùng thích hợp chứng tỳ vị hư vận hóa kém hay sôi bụng, đầy bụng đi cầu, khi căng thẳng thần kinh đau tăng.

Kiêng kỵ: Chứng can vị nhiệt miệng khô khát, uống nước nhiều.

3. Bài thuốc Tiêu giao hóa ứ thang

Nếu đau dạ dày với các biểu hiện bụng dưới hay đầy đau, ợ hơi, đại tiểu tiện khó, phối hợp bài Tiêu giao hóa ứ thang gồm: Đương quy 16g, xích thược sao 16g, xuyên khung 14g, thương truật 12g, phục linh 14g, sài hồ 12g, trần bì 12g, thanh bì 12g, xa tiền tử 12g, bán hạ 8g, chích thảo 6g, sinh khương 12g. Sắc hoặc làm hoàn uống.

Sắc ngày 1 thang, chia 3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.

Hoàn viên bằng hạt ngô đồng, ngày uống 2 lần, mỗi lần 15 – 20 viên, uống với nước đun sôi còn ấm.



Đương quy.

Tác dụng: Kiện tỳ, khai can uất, thanh thấp nhiệt, tiêu ứ…

Bài này còn dùng chữa chứng phụ nữ có khí hư bạch đới, chứng cổ trướng bụng to sườn đầy, đau, ăn kém, tiểu vàng, và chứng liên quan can tỳ hư thấp nhiệt.

Kiêng kỵ: Chứng thực nhiệt, miệng khô khát, cầu táo khó, tiểu buốt gắt.