Hiển thị các bài đăng có nhãn du lịch. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn du lịch. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 7 tháng 5, 2023

Kỳ vĩ ruộng bậc thang Hoàng Su Phì

Kỳ vĩ ruộng bậc thang Hoàng Su Phì



Hà Giang - Những thửa ruộng bậc thang giữa lưng chừng núi ở Hoàng Su Phì không chỉ tạo nên một bức tranh thiên nhiên kỳ vĩ giữa đại ngàn mà còn cho thấy sự sáng tạo, khát vọng chinh phục và sống hài hoà với thiên nhiên của con người.
Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì đã có tuổi đời cả trăm năm. Ảnh: Nguyễn Phương.

Ở Hoàng Su Phì, những thửa ruộng bậc thang là minh chứng cho khát vọng chinh phục thiên nhiên bằng sự cần mẫn, siêng năng cùng đôi bàn tay khéo léo, óc sáng tạo của đồng bào người La Chí, Dao, Tày, Nùng, Mông.

Đã là thế hệ thứ 4 trong gia đình trồng lúa trên ruộng bậc thang, anh Triệu Văn Tình (xã Nậm Ty, Hoàng Su Phì) cho biết, không rõ những thửa ruộng này có từ bao giờ chỉ nghe bố mẹ kể lại do ngày xưa ông bà khai phá tạo nên. Đời này nối tiếp đời kia mà sinh sống.

"Mấy năm nay, mình cũng làm thêm vài bậc nữa để được thêm đất trồng lúa. Ở đây thiếu đất sản xuất nên phải lên trên núi tìm chỗ có đất màu mà đắp bờ mà làm ruộng, gian nan lắm mới được hạt thóc" - anh Tình chia sẻ.Đồng bào sống ngay cạnh những thửa ruộng bậc thang, hoà mình với thiên nhiên. Ảnh: Nguyễn Phương.

Còn theo lời kể của những cụ cao niên ở xã Sán Sả Hồ, ruộng bậc thang Hoàng Su Phì có tuổi đời lên tới hơn 300 năm tuổi. Bởi từ nhiều thế hệ trước vùng này vốn chỉ là núi cao và rừng rậm không có đất để trồng lúa.

Từ những khoanh đất nhỏ, đồng bào cứ thế khai phá, đào đắp năm này qua năm khác để tạo ra những thửa ruộng vắt ngang lưng chừng núi. Gian nan, vất vả nên việc chọn nơi làm ruộng được đồng bào đặc biệt chú trọng.

Khu vực đáp ứng đủ yêu cầu làm ruộng bậc thang phải là nơi đất đai tơi xốp, màu mỡ, không có đá to. Độ dốc của đất không quá lớn, có khả năng tạo được mặt bằng ruộng có độ rộng, dài đủ để con trâu có thể đi cày.Mùa lúa chín trên những thửa ruộng bậc thang. Ảnh: Nguyễn Phương.

Một điều vô cùng quan trọng khi đồng bào chọn nơi để làm ruộng bậc thang là khu vực đó phải có nguồn nước và có thể dễ dàng đưa nước về ruộng. Bởi nước yếu tố sống còn đối với việc trồng lúa.

Thông thường, nếu khu đồi của năm trước khai phá còn đất đồng bào sẽ làm nối tiếp theo đó, nếu hết đất mới đi tìm khu đồi khác để khai phá. Mỗi năm người ta chỉ mở thêm 2 - 3 thửa ruộng mới và tập trung vào cải tạo ruộng cho màu mỡ.

Để có được những thửa ruộng bậc thang như ngày nay, đồng bào phải bỏ nhiều rất công sức, tích luỹ nhiều kinh nghiệm, hoàn thiện và nâng cao kỹ thuật trong các khâu khai phá, tạo mặt bằng, đắp bờ, ngăn giữ nước.

Người Dao ở Hoàng Su Phì vẫn truyền nhau về cách thức làm ruộng bậc thang. Họ sẽ đợi đến mùa xuân mới bắt đầu khai phá ruộng, thường là ngay sau khi ăn Tết xong bởi lúc này thời tiết ấm áp, mưa xuân làm cho đất mềm và dễ làm hơn.Cá chép được nuôi trên ruộng bậc thang giúp nâng cao thu nhập cho người dân. Ảnh: Nguyễn Phương.

Ông Thèn Ngọc Minh - Chủ tịch UBND huyện Hoàng Su Phì cho biết, ruộng bậc thang là niềm tự hào của đồng bào trên địa bàn. Nó không đơn thuần chỉ nơi trồng cấy mà còn như kỳ quan thiên nhiên qua đôi bàn tay con người tạo dựng.

Cũng theo ông Minh, với vẻ đẹp hiếm có, ruộng bậc thang còn có giá trị về du lịch rất lớn. Vào mùa nước đổ và mùa thu hoạch, Hoàng Su Phì đón hàng chục nghìn lượt du khách về chiêm ngưỡng.

"Ngoài việc tuyên truyền bảo vệ, gìn giữ và phát huy giá trị thắng cảnh ruộng bậc thang, địa phương hỗ trợ nông dân làm giàu trên những thửa ruộng như nuôi cá chép ruộng, trồng màu vụ Đông.

Những năm gần đây, huyện chú trọng xây dựng sản phẩm du lịch sinh thái, trải nghiệm gắn liền với di sản ruộng bậc thang, điển hình là chương trình “Qua những miền di sản ruộng bậc thang Hoàng Su Phì” đã qua 7 mùa tổ chức" - ông Minh thông tin.


Hoàng Su Phì có tổng số 3.720,6 ha ruộng bậc thang trải đều khắp 24/24 xã, thị trấn. Trong đó 1.380 ha ruộng bậc thang tại 11 xã: Bản Phùng, Bản Luốc, Sán Sả Hồ, Hồ Thầu, Thông Nguyên, Nậm Ty, Tả Sử Choóng, Bản Nhùng, Pố Lồ, Thàng Tín, Nậm Khòa được công nhận Di tích danh thắng cấp Quốc gia.
Hùng vĩ mùa nước đổ trên những thửa ruộng bậc thang

Hùng vĩ mùa nước đổ trên những thửa ruộng bậc thang

Ruộng bậc thang miền Tây Bắc luôn mang nhiều vẻ đẹp. Mùa nước đổ hùng vĩ, mùa lúa chín vàng rực mướt mắt.








Tháng 5 là thời điểm thời tiết thuận lợi cũng là lúc người dân Sàng Ma Sáo (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) làm đất cấy lúa vụ hè thu. Người cày bừa, người nhặt cỏ, trên khắp cánh đồng ruộng bậc thang hùng vĩ mùa nước đổ. Ảnh: Tân Văn.© Được Lao Động cung cấp



Thời điểm ruộng bậc thang trở nên đẹp nhất là khi bình minh bắt đầu ngày mới hoặc khoảnh khắc hoàng hôn của mỗi ngày.© Được Lao Động cung cấp


Người dân nhổ mạ, chuẩn bị xuống cấy.© Được Lao Động cung cấp


Những bàn tay thoăn thoắt cấy mạ non.© Được Lao Động cung cấp


Những người đàn ông trên các thửa ruộng.© Được Lao Động cung cấp


Ruộng bậc thang Sàng Ma Sáo có độ dốc, địa hình quanh co trên độ cao khoảng 2.000m so với mực nước biển.© Được Lao Động cung cấp


Mùa nước đổ Tây Bắc thường kéo dài trong tháng 4 và tháng 5. Những thửa ruộng có thể cấy sớm hoặc muộn tùy theo lượng mưa từng khu vực.© Được Lao Động cung cấp


Đây cũng là thời điểm người nông dân phải chạy đua với thời tiết để kịp phủ kín mạ non trên những thửa ruộng.© Được Lao Động cung cấp


Ruộng bậc thang là loại hình canh tác đặc trưng của đồng bào các dân tộc trên địa bàn vùng cao Tây Bắc. Nó gắn với lịch sử của mỗi dân tộc sinh sống nơi đây và là kết quả của quá trình lao động, đúc kết kinh nghiệm và sáng tạo, đưa cây lúa nước lên canh tác trên đồi cao.© Được Lao Động cung cấp


Một địa phương khác nơi vùng cao Tây Bắc cũng có những thửa ruộng bậc thang vô cùng cuốn hút. Để có những thửa ruộng, người Mông ở Mù Cang Chải phải chọn những vùng đất trên triền đồi, sườn núi có diện tích khá rộng, độ dốc vừa phải và vị trí thuận lợi để đón nước mưa, nước suối.© Được Lao Động cung cấp


Ngoài ngắm phong cảnh, du khách có thể trải nghiệm nhịp sống người dân tộc tại Bát Xát. Huyện vùng cao này là nơi sinh sống của các dân tộc như H’Mông, Dao, Giáy hay Hà Nhì.© Được Lao Động cung cấp


Ruộng bậc thang vào mùa nước đổ mang một gam màu trầm, một vẻ hoang sơ, đúng chất của núi rừng Tây Bắc.© Được Lao Động cung cấp


Khoảng tháng 12.2022, Di tích Quốc gia đặc biệt danh lam thắng cảnh ruộng bậc thang Mù Cang Chải đã được công nhận.© Được Lao Động cung cấp


Vùng rẻo cao của Tây Bắc hiện lên với màu của đất nâu hòa quyện cùng trời xanh và mặt nước óng ánh dưới nắng vàng rực rỡ. Vào mùa nước đổ, Mù Cang Chải hay Sàng Ma Sáo đều khoác lên mình chiếc áo mới đầy màu sắc, quyến rũ một cách riêng khác với thời điểm lúa chín tháng 10.

Thứ Năm, 4 tháng 5, 2023

Cao nguyên nổi tiếng ở Bắc Giang đón hàng nghìn khách đến cắm trại

Cao nguyên nổi tiếng ở Bắc Giang đón hàng nghìn khách đến cắm trại

 TPO - Dịp nghỉ lễ 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5 năm nay, cao nguyên Đồng Cao (huyện Sơn Động, Bắc Giang) đón hàng nghìn du khách đến tham quan, trải nghiệm. 

Những ngày nghỉ lễ dịp 30/4, du khách trong và ngoài tỉnh Bắc Giang đổ về Khu du lịch Đồng Cao để chinh phục đỉnh núi cao hơn 1.000 m so với mặt nước biển.

Theo bà Dương Thị Tuyển, Trưởng bản Đồng Cao cho biết, trong ngày 30/4, lượng khách đến cao nguyên Đồng Cao đạt hơn 3 nghìn người, chủ yếu du khách các huyện trong tỉnh Bắc Giang và một số tỉnh, TP lân cận như: Bắc Ninh, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh và TP Hà Nội.


Để đáp ứng nhu cầu của du khách, người dân bản Đồng Cao đã cung cấp dịch vụ trông, giữ xe, bán củi, nướng thuê. Lực lượng công an thường xuyên tuần tra, bảo đảm an ninh trật tự.



Cao nguyên Đồng Cao thuộc hai xã Vân Sơn và Phúc Sơn (Sơn Động) được tạo hóa ban tặng một khung cảnh lãng mạn. Nơi đây có những thung lũng, vách đá cổ xưa với nhiều hình thù kỳ lạ. Đến đây, du khách được tìm hiểu về sự tích hang Vua, bàn cờ tiên, khám phá bản sắc của người Dao dưới chân núi.

Cao nguyên Đồng Cao có dãy núi trải dài với khu rừng nguyên sinh Khe Rỗ nên rất thuận lợi phát triển du lịch, nhất là du lịch trải nghiệm khám phá và du lịch cộng đồng. Khu vực Đồng Cao đang được huyện Sơn Động mời gọi thu hút đầu tư trở thành điểm du lịch sinh thái hấp dẫn của tỉnh Bắc Giang.




Thứ Ba, 8 tháng 2, 2022

Bản Cát Cát – ngôi làng đẹp như cổ tích giữa lòng Sapa

Bản Cát Cát – ngôi làng đẹp như cổ tích giữa lòng Sapa

 Bản Cát Cát Sapa là một trong những địa điểm du lịch quen thuộc của mỗi người khi có dịp đến xứ sở sương mù du lịch. Đây dường như là thiên đường cho hội “sống ảo” với vô số cảnh quan có view tuyệt đẹp. 

Bản Cát Cát Sapa ở đâu?

Bản Cát Cát thuộc địa phận xã San Sả Hồ, huyện Sapa, tỉnh Lào Cai là nơi tập trung đông đúc đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Đây là một trong những cái tên đứng đầu danh sách địa điểm đáng đi nhất khi du lịch Sapa.

Nằm dưới chân dãy Hoàng Liên Sơn, bản Cát Cát xinh xắn trong thung lũng dưới chân núi. Xung quanh là núi non hùng vĩ và màu xanh ngát của đồng ruộng, bản Cát Cát như nằm gọn trong vòng tay bao bọc của thiên nhiên.



Đường đi bản Cát Cát

Trên hành trình đến với bản Cát Cát, sẽ có 2 con đường để lại cho bạn rất nhiều ấn tượng. Đó chính là con đường đi đến bản và đoạn đường bậc thang từ cổng bản dẫn lối đến tận từng ngóc ngách bên trong bản.


Trên quãng đường gần 2km ấy, bạn sẽ bị hớp hồn bởi những khung cảnh đất trời bao la, hùng vĩ, một bên là những dãy núi cao trùng trùng, một bên là thung lũng Sapa thơ mộng, những cánh đồng bậc thang bát ngát. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhìn toàn bộ bản làng Cát Cát từ trên cao với những nếp nhà san sát nhau, hòa trộn cùng cỏ cây, hoa lá từ quán cà phê Sapa cao nhất thị trấn.
 

Giá vé vào tham quan bản Cát Cát Sapa

Giá vé vào tham quan bản Cát Cát là 70.000 đồng đối với người lớn và 30.000 đồng đối với trẻ em . Mức giá này khá dễ chịu so với mặt bằng chung các khu du lịch tại Sapa. Nếu bạn đi xe máy thì có thể gửi xe ngoài cổng với giá vé 10.000 đồng/lượt.


Đi bản Cát Cát mùa nào đẹp

Bản Cát Cát có khí hậu cận nhiệt đới ẩm và ôn đới, vì vậy nơi đây có không khí mát mẻ, bất cứ mùa nào cũng sẽ có những vẻ đẹp rất riêng, rất cuốn hút.

Vào mùa xuân, bạn có thể chiêm ngưỡng cảnh hoa đào, hoa mận nở rực rỡ xung quanh bản, vô cùng kiều diễm, đẹp đến động lòng người. Mùa hạ, mùa của hoa cải vàng tươi, trên nền xanh ngắt của cây cỏ sẽ khiến bạn vô cùng thích thú. Mùa thu với những cánh đồng lúa chín vàng rực rỡ, tiết trời se lạnh và những dòng thác chảy cuồn cuộn quanh đảo sẽ tạo nên một không gian thơ mộng, thu hút.

Đặc biệt tháng 12 bản Cát Cát đắm chìm trong băng giá và tuyết trắng. Đây cũng là điểm đến ngắm tuyết đẹp nhất nước hiện nay, với mây mù mờ ảo, tuyết phủ trắng xóa cả một vùng tạo nên một chốn tiên cảnh giữa nhân gian.




Thứ Hai, 7 tháng 2, 2022

Những địa điểm ngắm mai anh đào ở Việt Nam đẹp tựa chốn Phù Tang

Những địa điểm ngắm mai anh đào ở Việt Nam đẹp tựa chốn Phù Tang




Những địa điểm ngắm mai anh đào ở Việt Nam luôn là đề tài được nhiều người tìm kiếm vào dịp đầu xuân, nó như một thói quen dành cho những ai yêu thích sắc hồng rực rỡ của loài hoa này.

Đã qua cái mùa đông lạnh giá, mùa xuân về trên trên khắp mọi miền mang theo bao nhiêu vẻ đẹp của thiên nhiên. Đó là mùa của mai anh đào rực rỡ phủ hồng khắp cả khoảng trời xuân. Để tìm kiếm những địa điểm ngắm mai anh đào ở Việt Nam có lẽ không khó, nhưng để có được một nơi có thể ngắm mai anh đào “mãn nhãn” thì không phải đơn giản. Vậy hôm nay xin phép được gợi ý cho mọi người những điểm ngắm mai anh đào tuyệt đẹp để không phải tốn nhiều thời gian tìm kiếm.

Địa điểm ngắm mai anh đào ở Việt Nam - Sapa

Khi những cơn gió lạnh giá mùa đông đi qua và tia nắng ấm áp của mùa xuân vừa tới cũng là lúc những cánh hoa mai anh đào Sapa bắt đầu bung nở trên khắp các sườn đồi, lưng núi. Chính vẻ đẹp hoang sơ, mộc mạc của những cánh hoa mai anh đào đã thôi thúc biết bao đôi chân phượt thủ tìm đến nơi đây.